Cậu bé Cameron Janda học lớp 8 đến từ Michigan đã chẻ củi từ khi cậu biết đọc. Giờ cậu bé đã 13 tuổi, cậu đang điều hành một công việc kinh doanh chuyên chặt và bán củi được 2 năm. Mặc dù vậy, cậu bé vẫn ưu tiên dành thời gian hoàn thành việc học ở trường. 

Mẹ của cậu là Barbara Kline tự hào chia sẻ rằng chính tính tổ chức kỷ luật của con trai cô đã khiến cậu làm được những điều này. 

“Cách sắp xếp công việc của thằng bé là luôn phải hoàn thành bài vở ở trường dù đang làm nhiệm vụ gì. Thằng bé có thể làm được tất cả những việc đó, tôi rất tự hào về con.”

tự mình kinh doanh
(Ảnh: Được sự cho phép của Barbara Kline)

Vào thứ Hai, Cameron dậy từ lúc bình minh để làm việc nhà và cho con ngựa của gia đình ở Tallmadge Township ăn. 

Sau đó, cậu bé bắt đầu chặt củi. 

“Cháu bắt đầu làm việc này từ khi còn rất bé, có lẽ là lúc 6 tuổi khi cháu có một chiếc rìu từ Meijer. Cháu có thể chặt củi để đốt lửa trại và cháu thực sự yêu thích công việc này, và nó cứ phát triển từ đó,” cậu bé chia sẻ. 

Sau khi chặt củi, Cameron chất củi và bọc thành từng bó để chuẩn bị bán. Cậu bán theo thể tích — một bó có giá 5 USD; một “face cord” rộng 4 feet, dài 8 feet và sâu 16 inch có giá 60 USD; và một “full cord” gấp ba lần kích thước đó có giá 160 USD.

Barbara Kline
(Ảnh: Được sự cho phép của Barbara Kline)

Cameron đã thu hút hầu hết khách hàng thông qua những lời truyền miệng. Cậu bé giao những bó củi trực tiếp đến các gia đình và đến ba cửa hàng tiện lợi ở địa phương.

Người thợ đốn củi tuổi teen có thể sản xuất khoảng 300 bó củi mỗi ngày và không biết cho đến nay cậu bé thực sự kiếm được bao nhiêu tiền. Cậu giữ khoản tiền lợi nhuận của mình trong một lon cà phê.

“Tôi có thể đếm số tiền, nhưng sẽ mất một lúc,” cậu nói đùa.

 Barbara Kline
(Ảnh: Được sự cho phép của Barbara Kline)

Cậu bé học được rất nhiều từ khi làm việc với người bạn Dan Dempsey. Cả hai chặt củi cùng nhau một tuần một lần, Dempsey dùng cưa để xẻ gỗ, còn Cameron làm công việc bổ củi và xếp củi. 

Cậu bé thích lối sống ngoài trời và có thể theo đuổi sở thích này. “Đó là công việc khó khăn,” cậu bé thừa nhận. “Nhưng tôi đã làm một thời gian nên nó không thực sự khó đối với tôi. Tôi thích chẻ củi vì tôi thích thú với hoạt động thể chất này và tôi thích được hòa mình vào thiên nhiên.”

Bên cạnh việc chặt củi, Cameron còn quan tâm đến việc tái tạo rừng. Cậu bé thích tìm tòi và trồng lại cây non trong rừng bất cứ khi nào có thể, đôi khi cậu xây hàng rào bảo vệ vì nhiều chồi non bị hươu ăn mất.

tự mình kinh doanh
(Ảnh: Được sự cho phép của Barbara Kline)

Ngoài việc là một học sinh và người chạy bộ nhạy bén, chàng trai ngoài trời bận rộn này còn chơi guitar cổ điển — và thỉnh thoảng mới chơi trò chơi điện tử.

Cô Kline nói: “Tôi thấy thằng bé trưởng thành rất nhiều trong vài năm qua nhờ có thể quản lý tốt thời gian. Và thằng bé vẫn ưu tiên trường học lên hàng đầu … nó đạt điểm rất cao.”

Cameron đã đăng ký các lớp học trực tuyến thông qua Học viện Michigan Connections, cậu bé cũng muốn đăng ký thêm các khóa học trung học để tìm hiểu về xây dựng và lâm nghiệp. Trong khi đó, cậu bé 13 tuổi đã học cách phân biệt và nhận dạng cây cối từ Dempsey.

tự mình kinh doanh
(Ảnh: Được sự cho phép của Barbara Kline)

Mẹ cậu ngạc nhiên rằng: “Chỉ cần nhìn vào cây là thằng bé có thể nói cho tôi biết giá trị của một cái cây. Đôi lúc, khi thằng bé đang làm việc ở bên ngoài, tôi nhìn ra cửa sổ và thấy nó ngước nhìn những cái cây, bạn biết đấy, thằng bé đang ước lượng kích thước của cây. Nó luôn bị hấp dẫn bởi những thứ đó.”

Do Louise Bevan thực hiện
Thiên An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Thời Minh, Thanh, theo đà phát triển nhanh chóng của kinh tế hàng hóa, thương nghiệp ngày càng phát đạt, càng ngày càng có nhiều người gia nhập vào hàng ngũ thương nhân, dần dần hình thành nên địa vực căn cứ là thương bang. Bản đồ thể hiện ý nghĩa này, một phần Thanh Minh thượng hà đồ của Viện bản nhà Thanh. (Ảnh: Bảo tàng Quốc lập Cố cung cung cấp)

Mười mấy năm trước, đại lục từng chiếu phim truyền hình Thương đạo sang Hàn Quốc. Nội dung miêu tả Lâm Thương Ốc, một tay buôn lớn trong giới thương nhân giàu có Hàn Quốc vào thế kỉ 19, quan điểm buôn bán của ông ta là: “Người buôn bán một đời chân chính, không nên truy cầu cái gọi là lợi, mà phải truy cầu cái gọi là nghĩa”; “Xem tài vật giống như nước, làm người phải công chính cương trực như cái cân”.

“Kinh doanh không phải là để kiếm tiền mà là để thu được lòng người, cũng không phải để kiếm lợi nhuận mà là để thu phục nhân tâm. Có được lòng người, thu phục được nhân tâm, thì đó mới chính là kinh doanh. Đến lúc đó, tiền tài sẽ tự nhiên theo mà đến.” Một phần bức “Thanh minh thượng hà đồ.” (Ảnh: Tài sản công)

Ở Trung Quốc ngày nay, khi nói đến thương nhân, người ta thường nhận xét “vô thương bất gian” và “vô gian bất thương,” ý rằng không có thương nhân nào là không gian trá, người nào không gian trá thì không phải là thương nhân. Loại ấn tượng này của mọi người đối với thương nhân không phải có từ thời xưa, mà là dưới thời cai trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đặc biệt là sau thời kỳ “cải cách và mở cửa” thì mới xuất hiện.

Cuộc đời của “Thần kinh doanh” Nhật Bản - Matsushita Kōnosuke (Phần 1): Kinh doanh, cốt là học cách làm người

Matsushita Konosuke, người được tôn xưng là “Thần kinh doanh”, là nhà sáng lập ra tập đoàn xuyên quốc gia nổi tiếng trên thế giới Panasonic (tiền thân là Công ty công nghiệp điện tử Matsushita). Ông Matsushita Konosuke sinh năm 1894, hưởng thọ 94 tuổi.

More Articles …