Cuộc đời của “Thần kinh doanh” Nhật Bản - Matsushita Kōnosuke (Phần 1): Kinh doanh, cốt là học cách làm người

Kinh doanh cốt là học cách làm người: Matsushita Kōnosuke, người sáng lập ra Công ty điện khí Matsushita (tiền thân của tập đoàn xuyên quốc gia Panasonic ngày nay) chỉ có trình độ học vấn hết lớp 4 cấp tiểu học, nhưng ông đã trở thành “Cha đẻ của phương pháp quản lý kiểu Nhật Bản”. Sở dĩ ông được ca ngợi là “Thần kinh doanh” ở Nhật Bản là vì ông đã chứng minh được triết lý kinh doanh lấy nhân đức làm cốt lõi chính, là chân lý bất biến từ xưa đến nay để thành tựu sự nghiệp vĩ đại.

Cuộc đời của “Thần kinh doanh” Nhật Bản - Matsushita Kōnosuke (Phần 1): Kinh doanh, cốt là học cách làm người

Người đời sau bình luận về sự việc bán thuốc lá của Matsushita Konosuke như sau: Tìm thấy cơ hội kinh doanh từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống và công việc có thể gọi là thông minh; dám ngay lập tức đưa ý tưởng vào thực hiện có thể gọi là người có phẩm chất của nhà kinh doanh thực thụ; nhưng trước những lời chỉ trích bất công mà vẫn có thể hoàn toàn bỏ qua lỗi lầm của người khác, bình tĩnh thản nhiên suy ngẫm về những thiếu sót của bản thân và nhận ra giá trị kinh doanh là cần phải chia sẻ lợi ích kiếm được với người khác thì quả là không tầm thường.

Cuộc đời của “Thần kinh doanh” Nhật Bản - Matsushita Kōnosuke (Phần 1): Kinh doanh, cốt là học cách làm người

Thành tích và công lao lớn nhất của Matsushita Konosuke chính là nhanh chóng phổ biến một cách kỳ diệu các loại thiết bị điện gia dụng hàng ngày được cho là quý hiếm như báu vật mà chỉ có những gia đình giàu có ở Nhật Bản vào thời cách đây 100 năm mới có thể mua được tới những gia đình người dân bình thường, khiến chúng trở nên phổ biến như nước máy, len lỏi vào muôn nhà trên khắp đất nước Nhật Bản.

Cuộc đời của “Thần kinh doanh” Nhật Bản - Matsushita Kōnosuke (Phần 1): Kinh doanh, cốt là học cách làm người

Ở tuổi 22, Matsushita Konosuke đã dám khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gây dựng nên cơ đồ dựa vào số vốn chỉ chưa đến 100 yên và hoàn toàn không biết gì về kỹ thuật sản xuất đui đèn điện. Người Nhật Bản vẫn hay gọi những hành động táo bạo vượt ngoài sức tưởng tượng của con người kiểu này là “vô mưu” (không có mưu lược).

More Articles …